Phòng cháy trong mùa lễ hội Vu Lan báo hiếu

08/08/2014 10:45 AM

Sở Cảnh sát Phòng chát - Chữa cháy TPHCM đã triển khai kế hoạch kiểm tra an toàn PCCC tại các nơi thờ tự, đình, chùa, miếu nhân Lễ Hội Vu Lan Báo Hiếu năm 2014.

Dịp Lễ hội Vu Lan Báo Hiếu (rằm tháng 07 âm lịch hằng năm) được xem là mùa lễ hội lớn về tâm linh; mọi người tập trung tại các đình, chùa, miếu, nơi tổ chức các hoạt động lễ, hội để thờ cúng, cầu xin, khấn vái,… sẽ nhiều hơn, sử dụng nhiều điện nhiều hơn và những vật dụng dễ cháy như: giấy vàng mã, đèn cầy, nhang, đèn,...
Đây cũng là nơi hội tụ, tập trung đông người, nhiều người lớn tuổi, phụ nữ, trẻ em đi cùng gia đình, các tăng, ni và nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ về tâm linh hoạt động, bãi xe tự phát tại các nhà dân xung quanh đình, chùa, miếu gây cản trở, ùn tắt giao thông, lối thoát nạn.
Vì vậy, Để đảm bảo an toàn PCCC nơi thờ tự, đình, chùa, miếu trên địa bàn các quận, huyện. Ngay từ đầu tháng 07-2014 âm lịch, Cảnh sát PC&CC các quận, huyện tổ chức kiểm tra an toàn PCCC các đơn vị thờ tự trên địa bàn và triển khai thực hiện đến hết tháng 7-2014 âm lịch.
Dịp này, Phòng Cảnh sát PC&CC quận 4, quận 7 đề ra các biện pháp, giải pháp cơ bản về an toàn PCCC tại nơi thờ tự, đình, chùa, miếu, như:
Tăng cường tuyên truyền nâng cao kiến thức PCCC cho những người làm việc phục vụ tại chỗ, phát loa phóng thanh tuyên truyền cho khách đến viếng, cúng có ý thức chấp hành về PCCC.
Ban hành các quy định, nội quy về PCCC; dự phòng điều kiện thoát nạn khi có cháy xảy ra.
Kiểm tra, thay mới hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện, điện chiếu sáng, dây dẫn điện.
Nhang, đèn cầy, vàng mã,… phải có kho bảo quản riêng để đảm bảo an toàn PCCC và dụng cụ đỡ nhang, đèn bố trí nơi chắc chắn, cố định, tránh ngã đỗ.
Phải có nơi hủy nhang, đèn, vàng mã,…Khách đến thắp nhang, đèn phải cử người trông coi để xử lý ngay những trường hợp bất cẩn.
Không để vật tư, hàng hóa, trưng bày,… người dân buôn bán trên lối đi, lang cang, hành lang, cửa ra vào, lối thoát nạn.
Tăng cường công tác tuần tra canh gác thường trực trong thời điểm khách đến viếng, cúng và sau khi kết thúc công việc trong ngày. Ban đêm phải bố trí lực lượng ứng trực, tuần tra để kịp thời phát hiện, xử lý cháy.
Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC hiện có đảm bảo hoạt động tốt khi có cháy xảy ra, như: nước, xô, bình chữa cháy xách tay các loại,…
Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực bếp, chánh điện, kho thuốc, bãi xe,…
Tổ chức cho các tăng, ni, lực lượng bảo vệ các thao tác sử dụng bình chữa cháy, các điều kiện thoát nạn.
Riêng đối với các bãi trông, giữ xe tự phát tại các nhà dân xung quanh đình, chùa, nơi lễ, hội phải : đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC; phương án di chuyển tài sản nhanh; bố trí phương tiện PCCC; sử dụng điện an toàn; các giải pháp ngăn cháy bên trong và bên ngoài bãi xe; niêm yết các biển báo cấm dễ thấy; bố trí lực lượng chữa cháy thường trực, tuần tra, thao tác thành thạo phương tiện PCCC và xử lý sự cố cháy, nổ;…
Khi có cháy, nổ, cứu nạn – cứu hộ xảy ra, kịp thời báo ngay số điện thoại “114” để lực lượng chức năng đến hỗ trợ kịp thời.
 
 
NS. (Theo CS PCCC TPHCM)
Top