Tăng cường phòng, chống bệnh dại ở động vật

15/07/2014 2:25 PM

UBND TPHCM vừa chỉ đạo về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn TP.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với UBND quận, huyện thông tin kịp thời tình hình bệnh dại trên động vật tại TP và trên cả nước; cung cấp nội dung tuyên truyền để người dân hiểu rõ về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, tổ chức tập huấn về các dấu hiệu nhận biết chó mèo nghi mắc bệnh dại và các biện pháp phòng chống bệnh dại một cách có hiệu quả; phối hợp với UBND quận, huyện kiểm tra,giám sát chặt chẽ tình hình nuôi chó mèo trên địa bàn; tổ chức bắt giữ và xử lý đối với các trường hợp chó mèo thả rông ngoài đường và nơi công cộng không đúng quy định; tăng cường giám sát để phát hiện sớm bệnh dại trên động vật; củng cố hệ thống báo cáo dịch, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân các thủ tục đăng ký tổ chức hội thi, triển lãm chó cảnh đảm bảo các điều kiện về kiểm dịch, vệ sinh thú y và môi trường; lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán, giám sát tình hình dịch tễ trên đàn chó mèo nghi mắc bệnh dại; tập trung xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên địa bàn TP, phấn đấu đến cuối năm 2014 có 4 quận khu vực nội thành (Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5) được Cục Thú y công nhận an toàn bệnh dại và mở rộng ra các khu vực lân cận.

Sở Y tế phối hợp với UBND quận, huyện và cơ quan thú y thực hiện công tácphòng chống bệnh dại theoThông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27-5-2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệpPhát triển nông thôn về hướng dẫnphối hợpphòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phòng, chống bệnh dại trong cộng đồng, nhất là các biện pháp xử lý vết thương và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho người, nhằm nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng, ngăn ngừa các trường hợp tử vong do bệnhdại; thường xuyên trao đổi thông tin với ngành nông nghiệp để chủ động phòng, chống bệnh dại trên người.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với ngành y tế, nông nghiệp tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng, chống bệnh dại trong cộng đồng; thường xuyên cập nhật thông tin tình hình bệnh dại, kịp thời thông tin về diễn biến, nguy cơ và tính chất nguy hiểm của bệnh dại trên các phương tiện thông tin đại chúng.
UBND quận, huyện thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống bệnh dại được quy định tại Nghị định số 5/2007/NĐ-CP ngày 9-1-2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật; Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 4-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật; Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27-5-2013 về Hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dại tại địa phương để chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn; thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng chống bệnh dại tại các địa bàn trọng điểm; quản lý chặt chẽ tình hình nuôi chó mèo trên địa bàn; thông báo đến người dân thực hiện việc khai báo và đăng ký nuôi chó mèo tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, người dân không thả chó chạy rông; cầm cột khi dắt chó ra đường; hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm phòng vắc xin phòng dại cho người; kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y có biện pháp xử lý khi phát hiện các trường hợp chó mèo, động vật khác nghi mắc bệnh dại; đẩy mạnh công tác tiêm phòng bắt buộc cho đàn chó mèo, nhất là tại các huyện ngoại thành và các khu vực giáp ranh với các tỉnh, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó mèo đạt trên 80% tổng đàn; xử lý đối với các trường hợp nuôi chó mèochạy rông ra ngoài đường, nơi công cộng, không thực hiện tiêm phòng bệnh dại; đồng thời xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên địa bàn.
Lã Nguyên
Top