Những nhiệm vụ phát triển chủ yếu

17/07/2011 12:00 AM

1. Phát triển và hiện đại hóa các ngành kinh tế, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiễm, du lịch, thông tin viễn thông, khoa học – công nghệ và dịch vụ khác phục vụ sản xuất kinh doanh, cũng như các mặt hoạt động đa dạng của thành phố và khu vực kinh tế trong điểm phía Nam. 
     Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm thương mại và tài chính của cả nước và khu vực Đông Nam Á. 

   2. Đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp hiện có. Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí chế tạo; điện tử, công nghệ thông tin; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho việc tạo ra các giống cây, con chất lượng cao và chế biến nông – thủy - hải sản; ứng dụng công nghệ chế tạo vật liệu mới; các ngành công nghiệp chủ lực phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
    Phát triển các khu công nghiệp của thành phố phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng, có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hòa với các khu công nghiệp của các tỉnh lân cận trong một thể thống nhất. Từng bước di dời các cơ sở công nghiệp không còn thích hợp ở nội thành ra các khu công nghiệp tập trung. Phát triển công nghiệp phải đảm bảo môi trường bền vững.

   3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển các loại rau, quả, thực phẩm sạch. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và hạ tầng kỹ thuật như: điện, giao thông, nước sạch, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà ở và phát triển giáo dục nâng cao mặt bằng văn hóa, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

   4. Cải thiện đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng quá tải hiện nay, đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho nhu cầu phát triển theo các mục tiêu đề ra. Tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng, nâng cấp sân bay, bến cảng,…; phát tirển đội tàu biển và các cơ sở dịch vụ vận tải biển. Phối hợp với các tỉnh lân cận nâng cấp các quốc lộ 1A, 22, 13, 50, 51 và mở các trục đường giao thông mới nối liền thành phố với các vùng đô thị phát triển., các khu công nghiệp tập trung đang và sẽ hình thành theo quy hoạch. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao thông đối ngoại của thành phố cả về tuyến, công trình đồi mối và phương tiện vận tải thủy bộ, đảm bảo giao thông thuận lợi giữa thành phố và khu vực phía Nam, với cả nước và giao thông xuyên Á.
    Hệ thống giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của thành phố phải được nâng cấp, phát triển từng bước theo kế hoạch, quy hoạch dài hạn theo hướng hiện đại, ngang tầm trình độ về công nghệ và tổ chức quản lý của các đô thị văn minh, tiên tiến trong khu vực và thế giới.
    Nghiên cứu, tổ chức thực hiện quy hoạch và kiến trúc đô thị nhằm mục tiêu đưa thành phố Hồ Chí minh trở thành một đô thị hiện đại và mang bản sắc dân tộc; gìn giữ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu và cảnh quan thiên nhiên.
Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc giải tỏa nhà ở lụp xụp trên và ven kênh rạch, nạo vét thông thoáng nước thải thành phố. Kết hợp giải tỏa với bố trí lại dân cư, cải thiện điều kiện sống và làm việc của người dân.

   5. Phát triển và từng bước xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, xã hội tương xứng với phát triển kinh tế và đáp ứng yêu cầu của một trung tâm khu vực. Tổ chức đời sống dân cư đô thị theo hướng văn minh hiện đại nhưng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Coi trọng việc đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

   6. Quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hóa và đầu tư, xây dựng. Kết hợp cải tạo, chỉnh trang khu đô thị cũ và mở rộng đô thị mới theo đúng quy hoạch và đảm bảo các chỉ tiêu về quy hoạch, kỹ thuật đô thị, kiến trúc, tiện ích công cộng và các chỉ tiêu khác của một đô thị hiện đại, văn minh.
    Phát triển thành phố thành một đô thị đa trung tâm, nối kết với các tỉnh trong khu vực bằng những hành lang đô thị hóa. Hạn chế tăng dân số tự nhiên và cơ học kết hợp với bố trí lại dân cư. Không chế dân số toàn thành phố đến năm 2010 khoảng 7,2 triệu người, trong đó khu vực nội thành hiện hữu (gồm tại 12 quận nội thành cũ) khoảng 4,5 triệu người, khu vực nội thành phát triển (gồm 5 quận mới) khoảng 1,3 triệu người và các huyện ngoại thành mới khoảng 1,4 triệu người. Thực hiện đồng thời việc cải tạo, chỉnh trang và hiện đại hóa khu vực nội thành hiện hữu, đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng khu vực nội thành phát triển. Khẩn trương xây dựng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung nhằm tiếp nhận một bộ phận dân cư các quận nội thành chuyển ra.
Quy hoạch, cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành các đô thị ngoại vi, các huyện lỵ mở rộng, huyện lỵ mới và các khu dân cư đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung.

   7. Hướng phát triển của thành phố:
 Hướng Đông: Vùng Thủ Đức cũ tới giáp Nhơn Trạch, Long Thành Đồng Nai.
 Hướng Nam: Vùng quận 7 quận 8, huyện Nhà Bè – Nam Bình Chánh hướng ra biển.
 Hướng Bắc: theo quốc lộ 22 (đường xuyên Á) vùng Hốc Môn, Củ Chi tới giáp Tây ninh và theo hướng Quốc lộ 13 tới giáp Bình Dương.
 Hướng Tây: Theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 50 đi đồng bằng sông Cửu Long.

Top