Phát triển năng lực tư duy, xu hướng giáo dục trong kỷ nguyên số

27/09/2023 5:10 PM

(Chinhphu.vn) - Tốc độ thay đổi không ngừng của thế giới đòi hỏi các thế hệ học sinh ngày nay cần phải học, tích lũy và xử lý nguồn kiến thức khổng lồ theo cách nhanh nhất. Vì vậy, mục tiêu của nhà trường, các đơn vị giáo dục hiện nay là giúp học sinh tăng cường hiệu quả tiếp thu kiến thức thông qua việc nâng cao năng lực tư duy, hướng đến sự phát triển toàn diện.

Phát triển năng lực tư duy, xu hướng giáo dục trong kỷ nguyên số - Ảnh 1.

Thông qua việc trau dồi các kỹ năng mềm, đặc biệt là năng lực tư duy, các em sẽ có thêm tự tin để tiến bước, khơi mở và chinh phục những thành tựu trong tương lai - Ảnh: VGP/MT

Năng lực tư duy trở thành xu hướng của giáo dục hiện đại

Theo Đại học Exeter (Anh Quốc), năng lực tư duy bao gồm nhiều kỹ năng như ra quyết định, đặt câu hỏi, lên kế hoạch, tổ chức hay tạo ra thông tin. Năng lực tư duy cũng được các nhà giáo dục phân loại thành nhiều nhóm như tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy phân tích,... Một điểm chung phổ biến nhất chính là giúp trẻ em chủ động và độc lập trong học tập và cuộc sống. Đó là lý do các quốc gia phát triển như Phần Lan, Mỹ, Singapore, Canada đã áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại này.

Những năm gần đầy, nhiều quốc gia châu Á cũng đã, đang và tiếp tục nỗ lực để tập trung phát triển kỹ năng tư duy trong hệ thống giáo dục. Trong đó, Việt Nam đã áp dụng Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA) - một khảo sát thực hiện bởi tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) nhằm đánh giá mức độ chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống khi học sinh đến độ tuổi hoàn thành giai đoạn chương trình giáo dục bắt buộc (Tương ứng chương trình THPT tại Việt Nam).

Điều này thể hiện sự chuyển đổi về giá trị cốt lõi của các chương trình giáo dục trước những thay đổi nhanh chóng của kỷ nguyên 4.0. Thay vì chỉ tập trung vào lượng kiến thức thu được tại trường học, các đơn vị giáo dục chú trọng về khung năng lực phổ thông của học sinh. Từ đó, xây dựng những chương trình học phù hợp, giúp các em phát triển những kỹ năng mềm mang tính ứng dụng cao như xử lý tình huống và thử thách, tư duy phản biện, sáng tạo, làm việc nhóm,...

Môi trường học tư duy lý tưởng

Toán học thường được coi là chìa khóa mở ra cánh cửa kỹ năng tư duy phản biện, là một môn học đòi hỏi trẻ em phải tham gia vào việc giải quyết vấn đề và phân tích một cách có hệ thống qua những phép tính, con số, hình học. Tuy nhiên, tiềm năng của toán học lại chưa được tận dụng tối đa.

So với các nền giáo dục phát triển, việc giảng dạy toán học ở Việt Nam được đánh giá vẫn còn thiếu sự liên kết giữa lý thuyết và thực tế. Điều này khiến trẻ dễ dàng gặp khó khăn trong việc tiếp thu với khối lượng kiến thức ngày càng gia tăng trên trường. Tại Mỹ, học sinh được tiếp cận với các bài toán từ thực tế để giúp các em hiểu cách cuộc sống vận hành, nhờ vậy nhận thức và tư duy phát triển sớm.

Phát triển năng lực tư duy, xu hướng giáo dục trong kỷ nguyên số - Ảnh 2.

Toán Tư Duy thúc đẩy các em không ngừng suy luận và phá vỡ những cách tư duy thông thường với những nội dung học khác nhau và từng loại câu hỏi khác biệt - Ảnh: VGP/MT

Toán Tư Duy là chương trình tiên phong được xây dựng dựa trên các chuẩn đào tạo tại các nền giáo dục phát triển như Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Áp dụng phương pháp học tư duy "See - Think - Wonder" được Đại học Harvard nghiên cứu, Toán tư duy VUS tập trung phát triển "Khả năng quan sát - Thói quen tư duy - Kỹ năng đặt câu hỏi". Phương pháp học mới mẻ này giúp trẻ hình thành một thói quen: Quan sát các sự vật sự việc xung quanh một cách từ bao quát đến chi tiết, suy luận và liên kết những khía cạnh của vấn đề một cách kỹ lưỡng hơn.

Như vậy, Toán tư duy VUS không đặt trọng tâm vào việc học một phương pháp nhất định chỉ để học sinh có thể tính nhanh hay tính nhẩm những bài toán phức tạp, nhiều chữ số. Chương trình Toán này thúc đẩy các em không ngừng suy luận và phá vỡ những cách tư duy thông thường với những nội dung học khác nhau và từng loại câu hỏi khác biệt.

Ngoài ra, VUS cũng đã phát triển chương trình học dựa trên Tiêu chuẩn cốt lõi chung - Common Core Standards (CCSS). Đây là khung tiêu chuẩn giáo dục cao nhất được xây dựng bởi các chuyên gia, các nhà tư tưởng,... tại Mỹ và các quốc gia phát triển. Thông qua việc áp dụng khung tiêu chuẩn quốc tế này, Toán tư duy VUS giúp trẻ được học và phát triển trong một môi trường đạt chuẩn và đồng bộ trên toàn thế giới, đồng thời phát triển khả năng tư duy một cách toàn diện.

Thông qua thử thách thực tế về chủ đề toán học tại VUS, Mathopia là sự kiện trải nghiệm phương pháp học tư duy giúp các bạn nhỏ và phụ huynh tiếp xúc và tìm hiểu phương pháp học tư duy có phần mới lạ này.

Hành trình trải nghiệm gồm 5 trạm thử thách, đòi hỏi các bạn nhỏ phải phát huy 3 kỹ năng tư duy theo 3 bước Quan sát, Suy nghĩ và Đặt câu hỏi để thu thập đủ các huy hiệu mở ra "Hộp kho báu" chứa đầy quà tặng của ở cuối hành trình.

Những thử thách tưởng như "đơn giản" vì "dễ thương" nhưng thực tế lại đòi hỏi các em phải liên tục tư duy từ việc quan sát, liên tưởng, phân tích về mặt hình ảnh, hình khối, đến tư duy về màu sắc hay quy luật của những con số. Đó chính là phương pháp học tư duy "See - Think - Wonder" được Đại học Harvard nghiên cứu trong nhiều năm liền.

Không áp đặt một quy chuẩn về tính đúng, sai cho câu trả lời của trẻ, các thử thách giúp mỗi em được tự do bày tỏ và đặt câu hỏi theo góc nhìn của bản thân. Qua đó, khuyến khích các em vận dụng tối đa khả năng suy nghĩ, quan sát và bộc lộ rõ hơn về tư duy hình ảnh, màu sắc. Đặc biệt, với chủ đề gần gũi, tương quan, các em có thể hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán để xử lý những vấn đề trong cuộc sống.

Khi năng lực tư duy được xem một trong những kỹ năng then chốt với các nền giáo dục tiên tiến, chương trình Toán tư duy VUS sẽ đồng hành cùng các em vững bước mỗi ngày, tự tin tiến vào tương lai tươi sáng.

MT

Top