Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết ở TPHCM

29/07/2017 6:05 PM

(Chinhphu.vn) - Trước thực tế số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) đang có xu hướng tăng nhanh ở TPHCM, ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống, điều trị SXH tại đây. TPHCM nỗ lực kiểm soát dịch sốt xuất huyết

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM. Ảnh: TTXVN

Báo cáo của Sở Y tế TPHCM cho thấy từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 11.200 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016) với 4 trường hợp tử vong. Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và quận 12 tăng cao hơn 100% so với cùng kỳ năm 2016.

Trước thực tế số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) đang có xu hướng tăng nhanh ở TPHCM, ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống, điều trị SXH tại đây.

Báo cáo của Sở Y tế TPHCM cho thấy từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 11.200 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016) với 4 trường hợp tử vong. Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và quận 12 tăng cao hơn 100% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo bà Trịnh Thị Mỹ Lan, Phó Chủ tịch UBND quận 12, người dân chủ quan, thờ ơ với dịch bệnh, với ý thức bảo vệ môi trường là điều khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay. “Các đội phòng chống sốt xuất huyết lưu động đã đến tận từng nhà hướng dẫn cách phòng chống bệnh nhưng sau khi lực lượng này rút, kiểm tra lại thì mọi việc lại đâu vào đấy”, bà Trịnh Thị Mỹ Lan cho hay.

Phường Hiệp Thành là địa bàn từ đầu năm đến nay có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất của quận 12 (TPHCM) với 197 ca mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Kiểm tra tại phường Hiệp Thành đoàn công tác ghi nhận, người dân đã có ý thức phòng chống SXH nhưng mới chỉ dừng lại ở mức “sạch trong nhà bỏ ngoài sân”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến muỗi gây ra SXH thường sống những nơi đọng nước mưa, nước sạch, nên thông điệp tuyên truyền cho người dân phải đi thẳng vào các biện pháp, như lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước không cần thiết như bình hoa, hộp nhựa, các dụng cụ chứa nước; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà…

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh cần thực hiện công tác tập huấn điều trị bệnh SXH cho y tế tuyến dưới để tránh các BV tuyến trên quá tải. Các bệnh viện cần chủ động lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân SXH phải nằm ghép, nằm ngoài hành lang.

Cùng với SXH hiện các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, viêm gan, viêm não nhật Bản... cũng đang lưu hành khá phổ biến tại TPHCM. Do vậy các ngành chức năng và các địa phương của thành phố phải tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có SXH để bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời đảm bảo cho các sự kiện sắp diễn ra tại TPHCM trong khuôn khổ APEC 2017. Công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng về phòng chống dịch bệnh.

MK

Top