Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng

18/07/2011 12:00 AM

1. Dân số

      Theo kết quả  điều tra dân số trên địa bàn TP HCM ngày 1/10/2004, dân số thường trú trên địa bàn thành phố là 6.117.251 người chiếm 7% dân số cả nước. Trong đó dân số của 19 quận là 5.140.412 người chiếm 84,03% dân số thành phố và dân số của 5 huyện ngoại thành là 976.839 người, chiếm 15,97%. Mật độ dân số của thành phố hiện nay 2.920 người/km2  tăng 21,4% so với mật độ dân số thành phố năm 1999. Trung bình từ năm 1999 đến năm 2004 tốc độ tăng dân số bình quân tại thành phố là 3,6%. Tốc độ tăng dân số lần này cao hơn hẳn so với các kỳ điều tra trước. Mức tăng dân số thời kỳ 1999 - 2004 bằng mức tăng dân số trong 10 năm từ 1989 đến 1999 và xấp xỉ bằng 2 lần mức tăng dân số trong 10 năm từ 1979 -1989.

      Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 123/1998/QĐ-TTg) đến năm 2010 và lâu dài, quy mô dân số thành phố khoảng 10 triệu người, trong đó khu vực nội thành khoảng 6 triệu người.

 

01-10 -1979 01- 04 -1989 01- 04 -1999 01-10 -2004
Toàn thành 3.419.978 3.988.124 5.037.155 6.117.251
1. Các quận 2.842.946 3.319.942 4.124.287 5.140.412
Quận 1 254.468 256.367 226.736 198.032
Quận 2 57.793 71.403 102.001 125.136
Quận 3 245.253 242.852 222.446 201.122
Quận 4 141.748 182.867 192.007 180.548
Quận 5 192.081 217.207 209.639 170.367
Quận 6 175.789 216.804 253.166 241.379
Quận 7 56.482 66.511 111.828 159.490
Quận 8 213.470 258.839 328.686 360.722
Quận 9 94.874 107.856 148.582 202.948
Quận 10 233.208 233.355 239.927 235.231
Quận 11 199.302 228.938 238.074 224.785
Quận 12 93.108 109.784 168.379 290.129
Quận Gò Vấp 127.934 165.158 308.816 425.083
Quận Tân Bình 264.315 339.245 578.801 397.569
Quận Tân Phú       366.399
Quận Bình Thạnh 249.640 326.441 402.045 423.896
Quận Phú Nhuận 144.387 173.578 183.763 175.293
Quận Thủ Đức 99.094 122.737 209.391 336.571
Quận Bình Tân       398.712
2. Các huyện 577.032 668.182 912.868 976.839
Huyện Củ Chi 204.298 217.732 254.803 288.279
Huyện Hóc Môn 127.610 138.131 204.270 245.381
Huyện Bình Chánh 164.935 204.524 332.089 304.168
Huyện Nhà Bè 40.968 57.739 63.149 72.740
Huyện Cần Giờ 39.221 50.056 28.557 66.271


2. Sử dụng đất

2.1 Thực trạng sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 123/1998/QĐ-TTg về việc điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng thành phố đến năm 2020.

Trong 7 năm (từ 1997 - 2004), tổng diện tích đất xây dựng tăng 11.227ha, bình quân mỗi năm tăng 5% - 1.600ha (theo quy họach 1997 -2005 tăng bình quân mỗi năm 1680 ha). Đất ở tăng 5.222ham đất giao thông tăng 943ha, đất công nghiệp tăng 2.416ha đất nông nghiệp giảm mạnh, các khu dân cư và khu công nghiệp nhường chỗ cho sự phát triển do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Đây là xu hướng đúng và phù hợp, phản ánh quy luật tất yếu của một đô thị đang trên đà phát triển.
 

Thực trạng và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn TP HCM
 

STT Loại đất Theo QHC TP 1998 Hiện trạng 2004
Số dân: 4.989.730 người Số dân: 6.200.00 Số dân: 6.117.251 người
DT (ha) % m2/ng DT (ha) % m2/ng DT (ha) % m2/ng
I Đất dân dụng 20.143 9,6 28,7 29.337,9 14,0 47,3 28.592 13,6 46,7
1 Đất khu ở 14.335 6,8 5,1 17.808 8,5 28,7 19.557 9,3 32,0
2 Đất CTCC, cây xanh 2.559 1,2 6,5 6.029 2,9 9,7 5.142 2,5 8,4
3 Đất đường sá, bãi đậu xe 3.250 1,6   5.500 2,6 8,9 3.892 1,9 6,4
II Đất ngoài dân dụng 45.161 21,6   45.964,0 22,0   48.565 23,2  
  Đất khu công nghiệp 2.988 1,4   5.991 2,9   5.404 2,6  
  Đất giao thông đối ngoại 1.240 0,6   2.479 1,2   1.540 0,7  
  Đất công trình đầu mối kỹ thuật đô thị 1.293 0,6   1.398 0,7   1.294 0,6  
  Đất an ninh quốc phòng 1.717 0,8   1.594 0,8   1.778 0,8  
  Đất cây xanh cách ly - cây xanh sinh thái       156 0,1        
  Đất mặt nước 37.923 18,1   34.346 16,4   38.549 18,4  
III Đất khác 144.057 68,8   134.059 64,0   132.367 63,2  
  Tổng diện tích đất 209.361 100,0 419,6 209.361 100,0 337,7 209.524 100,0 342,5

 

2.2 Nhu cầu sự dụng đất xây dựng đô thị trong những năm tới

a/- Khu nội thành cũ: Diện tích tự nhiên 14.210ha chỉ tiêu đất đô thị hiện tại 38,6m2/ng. Dự kiến đến năm 2025 là 35 - 40m2/ng (giữ ổn định dân số khoảng 3,6 triệu người - 4,0 thiệu người).

b/- Khu nội thành phát triển: Diện tích đất khoảng 35.190ha. Dự kiến chỉ tiêu đất đô thị bình quân 110 - 120 m2/ng.

c/- Khu vực các đô thị ở ngoại vi: Diện tích đất đô thị (thị trấn, thị tứ, khu dân cư đô thị hóa, khu chức năng khác...) khoảng 40.000 - 50.000ha.

d/- Tổng nhu cầu đất đô thị toàn thành: khoảng 90.000 - 100.000ha (năm 2025).

2.3 Định hướng phát triển không gian đô thị

a/- Các khu dân dụng

Khu nội thành cũ: là khu đã có quá trình phát triển trên 300 năm. Trọng tâm tại khu vực này là cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới. Phát triển kiến trúc mới trên cơ sở kết hợp giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa và các công trình kiến trúc có giá trị; tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao thông, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; xây dựng mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng; giải tỏa các khu nhà lụp xụp trên kên rạch va khu phố; di chuyển các xí nghiệp công nghiệp và các cơ sở gây ô nhiễm mội trường đô thị ra ngoại vi.

Khu nội thành phát triển: Mở rộng và phát triển ở phía Tây - Nam. Khai thác quỹ đất kém hiệu quả về nông nghiệp, chi phí đền bù thấp tại khu vực phía Tây - Bắc thành phố thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn phát triển khu đô thị mới, chức năng khu dân cư, dịch vụ, công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Đảm bảo mật độ xây dựng, mật độ cư trú theo quy hoạch.

Tại các khu đô thị phát triển đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặt nền tảng cho phát triển đô thị bền vững trong tương lai.

Khu vực ngoại thành:

Trên địa bàn 5 huyện ngoại thành, xây dựng các đô thị mới gắn với các khu công nghiệp tập trung các khu nhà ở công nghiệp, các khu du lịch - nghỉ dưỡng , các thị trấn, thị tứ khác trong huyện.

Các khu đô thị và đô thị mới đuợc xây dựng theo hướng hiện đại, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp giữ gìn di tích, cảnh quan, đảm bảo môi trường sống với chất lượng cao.

Các khu dân cư nông thôn đuợc quy hoạch, sắp xếp theo hướng tập trung, đầu tư các cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu ở, làm việc tốt hơn.

b/- Các khu công nghiệp tập trung:

Cải tạo nâng cấp và sắp xếp lại các khu công nghiệp hiện có và quy hoạch thêm các khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy hoạch phát triển cônng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng một số khu, cụm công nghiệp địa phương có quy mô nhỏ, công nghiệp sạch gắn với các khu dân cư.

Hướng phát triển công nghiệp Thành phố phải đảm bảo phát huy thế mạnh, tạo động lực phát triển vùng trọng điểm phía Nam, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho cả khu vực và cả nước. Tính chất công nhiệp chủ yếu công nghiệp sạch, có công nghệ hiện đại, tiên tiến với hàm luợng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn không gây ô nhiễm môi trường.

2.4 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

a/- Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị:

Trong điều chỉnh Quy hoạch chung đuợc phê duyệt 7/1998 chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân là 100m2/người, trong đó đất giao thông (động và tỉnh) từ 20 - 22 m2/ người, đất cây xanh 10 - 15m2/người, đất công trình phúc lợi công cộng 5m2/người, nay được điều chỉnh như sau:

- Khu vực nội thành: 35 -40m2/người

    - Đất dân dụng: 26 - 30m2/người

    - Đất ngoài dân dụng: 9 - 10m2/người

- Khu vực đô thị phát triển : 110 - 120m2/người

    - Đất dân dụng: 70 - 80m2/người

    - Đất ngoài dân dụng: 30 - 40m2/người

- Khu vực ngoại vi (các khu đô thị mới và các khu nông thôn đô thị hóa): 110 - 120m2/người.

b/- Các chỉ tiêu về xây dựng các khu dân dụng:

Khư vực nội thành cũ: tầng cao xây dựng trung bình: 2,5 - 3 tầng ( hiện trạng là 1,4 tầng) mật độ xây dựng chung từ 40 - 50%, hệ số sử dụng đất chung 1 - 1,3 lần.

Khu nội thành phát triển (6 quận) tầng cao xây dựng trung bình khoảng 3,5 tầng tại những khu vực trung tâm, hệ số sử dụng đất 0,88 - 1,05 lần, mật độ xây dựng chung 25 - 30%.

Chỉ tiêu nhà ở: bình quân 18 - 20m2/người.

Hoàn thành việc di dời và tái định cư số dân sống trên kênh rạch ở nội thành. tạo quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp. Từ nay đến năm 2010 đầu tư dây dựng 30 ngàn căn hộ cho người có thu nhập thấp.

3. Giao thông vận tải

Trong giai đọan sắp tới, TP HCM đặt trọng tâm vào việc phát triển mạng lưới giao thông, theo đề án điều chỉnh quy hoạch chung  đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt nhằm giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông đô thị.

Giao thông đường bộ, phấn đấu từ nay đến năm 2010 mật độ đường đạt 22 - 24% quỹ đất đô thị. Trong đó khu vực nội thành đạt 16 - 20% quỹ đất. Tích cực xây dựng và hoàn thành các tuyến đường vành đai 1, vành đa 2, xây dựng mới dự án đường cao tốc của HCM - Trung Lương - Cần Thơ. Tiếp tục nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số trục đường chính đô thị như đường song hành Hà Nội, Đại lộ Đông Tây, đường Trường Chinh,....Xây dựng và hoàn chỉnh một số cầu, đồng thời xây dựng đường hầm vượt sông Sài Gòn, kết nối khu trung tâm hiện hữu và trung tâm mới Thủ Thiêm.

Đường sắt: ngoài hệ thống đường sắt quốc gia, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị bao gồm tàu điện ngầm (Metro) và xe điện trên mặt đất hoặc đường sắt trên cao ( Monorail).

Đường sông, đầu tư nâng cấp các cảng sông, phấn đấu đến năm 2010 đạt khối lượng hàng hóa thông qua từ 3,2 triệu tấn đến 3,9 triệu tấn.

Đuờng biển, phấn đấu từ nay đến năm 2010 hệ thống cảng biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tổng công suất từ 49 triệu tấn đến 55 triệu tấn. Xây dựng kế hoạch di dời các cảng: Tân Cảng, Sài Gòn, Khánh Hội đồng thời tiến hành cụ thể hóa quy hoạch xây dựng cụm Cảng biển tại Cát Lái, Hiệp Phước...

Hàng không: Theo định hướng phát triển, thành phố sẽ thực hiện việc nâng cấp, mở  rộng và hoàn thiện sân bay Tân Sơn Nhất để đạt công suất đón tiếp 8 triệu hành khách/năm

4. Điện năng

Theo dự báo nhu cầu, điện nhận từ lưới ước tính khoảng 12,3 tỷ kwh vào năm 2005 và 20,6 tỷ kwh vào năm 2010. Từ đây đến năm 2025 nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh các lưới điện sau:

- Lưới 500 KV: Phục vụ phụ tải phía Tây Bắc thành phố, ngoài việc triển khai xây dựng trạm 500 KV Nhà Bè và đường dây 500KV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm, đường dây 500KV Pleiku - Tân Định - Phú Lâm cần điều chỉnh bổ sung thay thế các trạm Cát Lái và Bình Chiểu

- Lưới 220KV: Quy hoạch bổ sung và điều chỉnh một số trạm 220KV như Bắc Thủ Đức, Nam Sài Gòn, Nam Sài Gòn 2, Thủ Thiêm, Bình Phước, Cầu Bông; xem xét việc thay thế các trạm Hỏa Xa, Bình Chiểu và Vĩnh Lộc.

Lưới 110KV: Xem xét việc thực hiện theo quy hoạch và nghiên cứu điều chỉnh những trạm khó thực hiện như Tân Hưng, Trung tâm Sài Gòn, Công viên 23/9.

Theo tổng sơ đồ phát triển điện lực miền Nam do nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn năng lượng còn hạn chế, giai đoạn 2001 - 2005 tăng 11%/năm. Tuy tốc độ tăng cao hơn so với quy hoạchở các giai đọan tương ứng là 12,2% và 10,6% nhưng nguồn điện nhận được ở năm 2010 mới đạt 86% so với quy hoạch đề ra. Phấn đấu nâng công suất cực đại của lưới lên 2400MW vào năm 2005 và 4.200MW vào năm 2010. Giảm tổn thất điện năng trên lưới xuống còn 10% vào năm 2005 và 8% vào năm 2010.

5. Bưu chính viễn thông

Từ nay đến năm 2010, xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới bưu chính 3 cấp, phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông. Phấn đấu đến năm 2005 đạt bình quân 28,4 máy/100 dân, năm 2010 đạt 35,9 máy/100 dân. Phát triển mạnh dịch vụ Internet, ước tính đến năm 2005 có khoảng 160 ngàn số thuê bao và năm 2010 sẽ có 300 ngàn số thuê bao.

Top